Cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhu cầu sử dụng những nguồn nhiên liệu sạch, tiện dụng. Thay thế cho những nhiên liệu từ thực vật trước đây. Chính vì thế, khí thiên nhiên ra đời kịp thời đáp ứng nhu cầu mới của con người. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về một trong những loại khí thiên nhiên phổ biến hiện nay – khí thiên nhiên hóa lỏng.
Khí thiên nhiên hóa lỏng là gì?
LNG (Liquefied Natural Gas) là khí thiên nhiên được hóa lỏng nhờ làm lạnh sâu đến âm 160oC sau khi đã loại bỏ các tạp chất. LNG có thành phần chủ yếu là methane.
LNG là khí không màu, không mùi, không độc hại và không có tính chất ăn mòn, có nhiệt độ ngọn lửa vào khoảng 2340ºC và nhẹ hơn không khí. Thành phần chủ yếu là metan (khoảng 95%) và một lượng nhỏ các khí khác.
Khí thiên nhiên (Natural gas) được hóa lỏng ở -120ºC đến -170ºC (tùy vào tỷ lệ thành phần hỗn hợp trong chất khí), giúp dễ dàng bảo quản và vận chuyển. Mặc dụ có những thuận lợi so với xăng dầu như mật độ năng lượng cao hơn, giảm số lần tiếp nhiên liệu cũng như giảm ô nhiễm môi trường, nhưng LNG vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí rất cao trong việc đầu tư vào phương tiện cất giữ và vận chuyển, cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc chế biến. Vì vậy, trước đây LNG chỉ được sử dụng tại các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Anh, Nhật và các nước châu Âu.
LNG (Liquefied Natural Gas) bản chất là khí NG (Natural Gas) hóa lỏng, thành phần chủ yếu là khí CH4.
LNG có thể được xem như như là khí ”mở rộng” từ khí nén thiên nhiên (CNG). Khí nén thiên nhiên phải nén ở áp suất rất cao từ 230 bar để chứa đựng trong các bồn chứa vận chuyển đi đến nơi tiêu thụ, điều này là một trở ngại lớn lao về phạm vi bán kính đường đi, nó cũng là nguyên nhân làm cho giá thành không rẻ hơn so với các loại nhiên liệu truyền thống.
LNG khắc phục được nhược điểm hiện hữu mà khí CNG gặp phải là bởi nó an toàn toàn hơn, chứa được nhiều hơn, đưa được đi xa hơn đồng nghĩa hiệu quả về kinh tế hơn.LNG được tích chứa trong các bồn chứa dung tích lớn, chúng được vận chuyển bằng tàu hàng cỡ lớn.
LNG thành phần chủ yếu là CH4 được khai thác từ các mỏ khí thiên nhiên ở biển khơi, dẫn vào đất liền và qua một hệ thống sử lý và làm lạnh ở -163 độ C, lúc này khí thiên nhiên trở thành trạng thái lỏng.
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) dùng để làm gì?
LNG được tích chứa trong các bồn chứa dung tích lớn, chúng được vận chuyển bằng tàu hàng cỡ lớn từ nước này qua nước khác thông qua đường biển. Trên đất liền LNG được vận chuyển bằng các phương tiện giao thông vận tải tới nơi tiêu thụ, LNG sẽ được sử lý thông qua một bộ bay hơi đặc thù để biến chất lỏng thành khí thiên nhiên NG đơn thuần…
LNG là nguồn nhiên liệu thay thế, nguồn nhiên liệu bổ sung hiện tại và tương lai của mỗi Quốc gia, LNG là hướng tới một ngành công nghiệp thải khí sạch sau khi đốt ra môi trường, LNG ứng dụng trên các phương tiện giao thông vận tải và đặc biệt LNG là điểm nhấn cho các nhà máy nhiệt điện của từng doanh nghiệp có quy mô sản xuất trung bình và lớn…
LNG được mua bán rất phổ biến trên thị trường quốc tế và trở thành nguồn năng lượng quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, các nước châu Âu và Bắc Mỹ… Các nước xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới thuộc khu vực Trung Đông, Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia), Australia, Nga. Khu vực Đông Bắc Á là thị trường tiêu thụ LNG truyền thống với Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới với sản lượng mỗi năm khoảng 80 triệu tấn.
Thông thường, hương lưu huỳnh được thêm vào giúp dễ phát hiện khi bị rò rỉ. Do nhẹ hơn không khí nên trong trường hợp rò rỉ, khí thiên nhiên (cả CNG và LNG) không gây thiệt hại nghiêm trọng như xăng hoặc LPG.
Trong một thế giới ngày càng phát triển và lượng năng lượng sử dụng ngày càng tăng, cùng với áp lực phải cắt giảm khí thải nhà kính ngày càng cao, khí thiên nhiên sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Qua một loạt biểu đồ, chúng tôi trình bày một số xu hướng kinh tế và nhân khẩu học sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên trong 25 năm tới.