Trong những năm trở lại đây, ngành kiến trúc Việt Nam ngày càng được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Trong đó, có nhiều công trình xây dựng được thiết kế sánh ngang với quốc tế. Điều đặc biệt trong thành công của ngành kiến trúc đó chính là việc nhiều nhà thầu đã linh hoạt kết hợp hài hòa các vật liệu xây dựng như mày sơn, mái, sàn lót, tấm trần thạch cao… Để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về các loại vật liệu xây dựng này, trong bài viết dưới đây chúng tôi đã có những trao đổi với những chuyên gia đến từ thương hiệu DURAflex, một trong những thương hiệu vật liệu xây dựng đang được rất nhiều người tin dùng.
Tấm trần thạch cao
Tấm trần thạch cao là lớp trần thứ 2 nằm dưới trần nhà bê tông. Trần thạch cao được làm từ tấm thạch cao, các tấm này được gắn cố định vào 1 hệ khung vững chắc đã liên kết vào kết cấu chính (trần, sàn..). Với xu hướng thiết kế công trình nhà ở, khách sạn hiện đại trần thạch cao là lựa chọn ưu tiên số 1 trong việc tạo không gian thoáng mát, thẩm mỹ.
Phân loại trần thạch cao
Với kết cấu cũng như công năng sử dụng, trên thị trường hiện nay có 2 loại trần thạch cao đó là trần nổi và trần chìm:
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi gọi là có tên gọi khác là trần thạch cao thả, được thiết kế 1 phần thanh xương lộ ra ngoài. Trần nổi được thi công bằng phương pháp là thả các tấm thạch cao từ trên xuống. Một trong những giải pháp khác cũng được nhiều người lựa chọn đó chính là tìm hiểu về tấm xi măng Cemboard để kết hợp với tấm trần thạch cao nổi khi thi công.
Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm là loại trần có khung được giấu ẩn bên trong tấm thạch cao. Được thiết kế bao gồm các tấm thạch cao và khung xương. Khung này được làm từ nhôm kẽm chữ U, bắt vít gắn kết với nhau. Khung xương đóng vai trò treo các tấm thạch cao.
Với xây dựng này, toàn bộ khung xương được ẩn giấu sau lớp thạch cao. Còn lớp thạch cao tưởng được khít lên trần nhà nhưng bản tính lại được bắt vít treo lên khung xương có sẵn. Trần thạch cao chìm gồm có:
- Trần thạch cao phẳng
- Trần thạch cao giật cấp
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao
Là một trong những sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng, tùy theo từng hoàn cảnh sử dụng sản phẩm tấm thạch cao sẽ có từng ưu nhược điểm riêng. Sau đây, bạn có thể tham khảo qua một vài ưu nhược điểm của loại vật liệu này.
Ưu điểm của trần thạch cao
Được đánh giá là sản phẩm đá công dụng có thể giúp người thi công linh hoạt trong việc phối kết hợp các vật liệu, bởi tấm trần thạch cao có những ưu điểm sau:
- Trần thạch cao ngày càng được sử dụng rộng rãi vì tình năng dễ dàng thi công, lắp đặt mà không ảnh hưởng tới kết cấu trần nguyên thủy
- Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng trong thời gian dài
- Các tấm thạch cao có nhiều tính năng ưu việt mà các sản phẩm khác không có như: Chống nước, chịu ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt….. vì thế là lựa chọn số 1 trong các công trình lớn yêu cầu cao như khách sạn, quán Karaoke, trung tâm thương mại…
- Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, có độ cứng tương đối tốt, dễ dàng trang trí cho mọi không gian nội thất.
Nhược điểm của trần thạch cao
Mặc dù là sản phẩm được đánh giá cao hiệu quả sử dụng trong quá trình thi công nhưng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh áp dụng tấm trần thạch cao cũng có những nhược điểm.
- Khi sử dụng trần thạch cao nổi không thể treo các vật trang trí nặng, dễ gây sụt, bể trần.
- Đối với trần thạch cao chìm, nhược điểm lớn nhất là khó sửa chữa nếu có hư hỏng một số tấm ghép trần, nếu trần bị ố màu hay hư hại thường sẽ phải tháo dỡ cả trần ra để sửa chữa.
- Thạch cao khi sử dụng 1 thời gian sẽ co lại gây ra các vết nứt vì thế đòi hỏi phải xử lý ngay khi xuất hiện các vết nứt này.
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của thị trường vật liệu xây dựng như hiện nay, thì tấm trần thạch cao thực sự là một giải pháp tối ưu cho nhiều công trình chú trọng phần trần. Việc sử dụng tấm trần thạch cao không chỉ đem lại sự tiện lợi trong quá trình thi công, chúng còn đem lại tính thẩm mỹ sau khi hoàn thiện công trình