Hiện nay, hàng loạt tuyến đường huyết mạch, cũng như các nút giao thông lớn tại TP.HCM thường xuyên rơi vào tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn giao thông dẫn đến chậm phát triển kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đến môi trường. Cùng điểm qua những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện cá nhân tham gia giao thông tăng cao
Thực tế, tình trạng xe cộ đông đúc, đường phố quá tải gần như đã trở thành thường xuyên của TP. Cho đến nay, hạ tầng giao thông TP.HCM chỉ đáp ứng được khoảng 30% so với quy hoạch phát triển giao thông của TP. Các công trình hạ tầng, đường xá, cầu cống chật hẹp, xuống cấp.
Quá trình xây dựng chậm chạp, đình trệ. Trong khi đó lượng dân cư tập trung đông, số phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng đã trở thành “gánh nặng” cho hạ tầng giao thông.
TS Huỳnh Thế Du, giảng viên chính sách công – Trường đại học Fulbright, cho biết: “do nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao, kéo dài khoảng cách so với khả năng cung ứng của hạ tầng, giao thông TP.HCM đang bùng phát tới điểm ùn tắc và chỉ cần thêm một lượng nhỏ phương tiện cũng có thể đẩy lên tới mức ùn tắc kinh khủng“.
Phân luồng bất hợp lý, điều phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt
Đa số đường phố ở nước ta đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều, có đường tuy đã qui định ôtô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép xe buýt được phép hoạt động hai chiều, mà xe buýt có loại đến 45 chỗ ngồi, bến đỗ qui định cho loại xe này lại đối diện nhau, gần nơi đường phố giao nhau… nên gây ùn tắc giao thông. Điều này cũng cản trở đên lưu thông hàng hóa đường bộ của các doanh nghiệp taxi tải trên toàn thành phố
Chuyển nhà Lotus Moving, một trong những đơn vị chuyển nhà uy tín lâu năm cho biết: “quá trình vận chuyển đồ đạc, hàng hóa gặp nhiều khó khăn trở ngại ở những giao điểm kẹt làm chậm tiến độ công việc cho các đối tác làm ăn”.
Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, kinh doanh của một số đông người bán lẻ
Thực trạng này tồn tại ở hàng trăm tuyến đường tại TP.HCM, nhiều nhất ở các quận 1, 3, 5, Gò Vấp, Bình Thạnh… Những tuyến đường bị hàng rong “chiếm đóng” thường hình thành những nút thắt dẫn đến kẹt xe, người dân đi lại khó khăn.
Ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều khiển xe cộ đi đường quá thấp
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông TP.HCM, có đến 90% tai nạn giao thông xảy ra do ý thức người dân còn kém, không chấp hành luật lệ gây hậu quả đáng tiếc. Nhiều khu vực vẫn thường xuyên diễn ra tình trạng xe cộ chen chúc vào giờ cao điểm.
Kỳ vọng phép màu giao thông công cộng
Hệ thống giao thông công cộng chính là lời giải mấu chốt cho bài toán giao thông của TP.HCM. Do đó, bên cạnh hệ thống Metro, 1 trong 8 nhóm nhiệm vụ của đơn vị này đặt ra trong giai đoạn 2021 – 2025 là xây dựng được 6 tuyến buýt nhanh BRT và phát triển hoạt động của mạng lưới 150 tuyến xe buýt truyền thống.
Những thông tin trên đã phần nào giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề và giải pháp cần thiết ngay lúc này có lẽ là đẩy mạnh giáo dục về an toàn giao thông nhằm nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Có thể đưa việc giáo dục luật giao thông vào chương trình học, chương trình ngoại khóa của các cấp tiểu học, trung học…